Van bướm điện từ

van buom dieu khien dien haitima
Hỗ trợ đánh giá! {Bài viết này!}

Van bướm điện từ là gì? tại sao lại gọi là van bướm điện từ. Sản phẩm van bướm điện từ có gì khác biệt cũng như đột phá trong sử dụng hay không… Có khá nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc của các khách hàng khi tìm hiểu về dòng van tự động này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này thông qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu khái quát về van bướm điện từ

Định nghĩa van bướm điện từ

Van bướm điện từ hay van bướm điều khiển điện, van bướm điện, van bướm tự động điện có tên quốc tế là Electric control butterfly vavle. Là dòng van công nghiệp tự động sử dụng bộ điều khiển thay thế cho các bộ điều khiển cơ học ( dạng bằng tay ) để thực hiện đóng mở đĩa van trong quá trình làm việc.

Sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống tự động hóa hiện nay đặc biệt là trong công nghiệp ngành nước. Với da dạng góc đóng mở thông qua bộ điều khiển điện để thực hiện các chức năng của van bướm trong khi làm việc như đóng mở hoàn toan lưu chất hay điều tiết lưu lượng của lưu chất trong thời gian làm việc.

van bướm inox điện geko

Có gì khác biệt với các sản phẩm van bướm khác

Khi đem các dòng van bướm điều khiển điện ra so sánh với các dòng van bướm khác đang có mặt trên thị trường hiện nay chúng ta có thể nhận thấy được các điểm giống và khác nhau như:

Điểm giống nhau

  • Đầu tiên đều là các dòng đóng mở 1/4 với nhiệm vụ đóng mở cũng như điều tiết lưu chất bên trong hệ thống làm việc.
  • Cấu tạo cơ bản giống nhau đếu 99% với các phần như thân van, đĩa van, trục van, gioăng làm kín và 1 số chi tiết nhỏ khác.
  • Có chung các thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn về van công nghiệp hay cụ thể là van bướm.
  • Vật liệu sản xuất phổ biến như inox, gang, thép, nhựa.
  • Dải kích thước, thông số làm việc cũng như môi trường làm việc trùng nhau đến 99%.

Điểm khác biệt

Điểm khác biệt lớn nhất khi đem ra so sánh đó là phần bộ điều khiển:

1. Dạng đóng mở bằng tay

Với 2 dạng cơ bản của đóng mở bằng tay đó là tay gạt hay tay quay, sử dụng trực tiếp nhân lực để thực hiện đóng mở đĩa van khi làm việc. Với việc sử dụng dạng đóng mở này thì cần đi lại trực tiếp đến vị trí làm việc của van để thực đóng mở.

van bướm tay gạt samwoo

2. Dạng đóng mở bằng khí nén

Sản phẩm tự động cho các dòng van công nghiệp, với việc sử dụng khí nén để sinh ra lực đóng mở đĩa van. Thời gian đóng mở nhanh chóng chỉ từ 1-3s sau khi cấp khí nén cho bộ truyền động để hoàn thành chu trình làm việc của van bướm.

Sử dụng nguồn khí nén có áp lực cơ bản từ 3-10bar tùy vào bộ điều khiển khí nén cũng như kích thước của van bướm cơ học để lựa chọn. Một số thương hiệu nổi tiếng như: Geko, KBvalve, Haitima….

van bướm điều khiển khí nén

3. Dạng đóng mở bằng điện

Thiết bị truyền động điện hay bộ điều khiển điện sử dụng nguồn điện áp thông dụng hiện nay như 24V, 220V hay 380V để sinh ra lực kéo giúp đóng mở đĩa van. Thời gian đóng mở của van bướm khi sử dụng bộ điều khiển điện khá chậm, từ 15-45s tùy vào kích thước van bướm cơ cũng như model bộ điều khiển điện sử dụng.

van bướm điện từ

Van bướm điện từ hoạt động như thế nào

Để nói chính xác hơn về hoạt động của van bướm điện từ thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của dòng van bướm này. Bởi toàn bộ hoạt động chỉ xoay quanh việc thực hiện đóng mở đĩa van bướm trong hệ thống để thực hiện nhiệm vụ đóng mở cũng như điều tiết lưu chất.

Một van bướm điều khiển điện hoạt động sẽ theo 2 quá trình đóng và mở van. Với cơ chế xoay trục từ 0 – 90 độ cho phép van vận hành một cách linh động, dễ dàng.

Ở trạng thái ban đầu van đóng: khi cấp nguồn điện áp 24V, 220V hoặc 380V động cơ điện sẽ biến đổi điện năng thành động năng. Thông qua các hệ số bánh răng kết nối với nhau dẫn truyền lực đến trục chính. Tại đây trục sẽ làm quay cánh bướm một góc 90 độ mở van hoàn toàn. Khi đạt tới vị trí mở tối đa công tắc hành trình thứ nhất sẽ thực hiện ngắt điện, motor ngừng hoạt động, van được khóa vị trí.

Cũng giống như quá trình mở van, lần này thông qua bảng mạch điện tử ta cấp điện vào động cơ. Motor sẽ cung cấp lực xoay ngược chiều với quá trình mở ban đầu, truyền lực qua trục van thực hiện đóng cánh van bướm. Khi đĩa van nằm vuông góc với thân, van sẽ đóng hoàn toàn, công tắc hành trình thứ hai sẽ ngắt điện, động cơ ngừng hoạt động, van lại được khóa chặt vị trí.

Nếu trình bày van bản các bạn chắc hẳn đã hiểu sơ bộ được nguyên lý hoạt động của van bướm điện. Dưới đây là video chi tiết quá trình đóng mở của van bướm điều khiển bằng điện:

Ưu điểm của van bướm điều khiển điện

  • Tạo ra momen lực xoay lớn, có thể vận hành với những hệ thống áp suất làm việc cao.
  • Thời gian đóng mở chậm từ 10 – 45s nên không gây ra hiện tượng shock áp trong đường ống hoặc hiện tượng búa nước làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
  • Van đa dạng về kích cỡ, chất liệu chế tạo nên phù hợp với tất cả các đường ống hay môi trường chất làm việc khác nhau.
  • Vận hành được kết nối tín hiệu thông báo về phòng điều hành giúp dễ dàng kiểm soát được trạng thái đóng mở hay lưu lượng chất đi qua van.
  • Bộ điều khiển điện sản xuất với dây truyền công nghệ cao, hoạt động ổn định, kháng nước IP67 cho phép làm việc ngay cả ngoài trời giúp van có tuổi thọ cao.
  • Thiết kế thêm bộ phận tay quay hoặc compak để khi xảy ra sự cố về nguồn điện vẫn có thể vận hành van theo phương pháp thủ công.
  • Một số nhu cầu cần lưu lượng đi qua van với độ chính xác cao thì đây là dòng van điều tiết dòng chảy rất tốt và chính xác theo các góc mở tùy chọn.

Nhược điểm của van bướm điện từ

  • Đóng mở chậm hơn so với dòng van bướm khí nén hay van điện từ. Bất tiện cho các nhu cầu đóng mở tức thời và liên tục.
  • Không thể sử dụng cho những hệ thống có kích cỡ từ DN50 trở xuống.
  • Giá thành cao hơn so với các loại van điều khiển khí nén hoặc các loại van cơ vận hành bằng tay.
  • Không thể ngâm điện trong suốt quá trình làm việc hoặc sử dụng van ngoài trời liên tục vì rất dễ xảy ra tình trạng chập cháy nổ gây nguy hiểm

Ứng dụng của van bướm điều khiển bằng điện

  • Đây là dòng van tự động hóa đang được áp dụng ở hầu hết các công việc từ dân dụng đến công nghiệp.
  • Van được sử dụng trong các hệ thống, đường ống cấp thoát nước, xử lý nước khu đô thị, thành phố hay khu công nghiệp.
  • Ứng dụng trong các hệ thống PCCC, điều hòa không khí, dùng trong các xưởng đóng tàu thủy, các nhà máy sản xuất linh kiện, đồ cơ khí.
  • Sử dụng trong các hệ thống tưới tiêu, van xả, cấp nước cho các hệ thống máy bơm thủy lợi, ao hồ, kênh mương nuôi trồng.
  • Van sử dụng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến đường ống, lưu chất khí, lỏng, hơi, xăng dầu,…

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp quý khách hàng và bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về dòng van bướm tự động đóng mở bằng điện này. Đây là sản phẩm chuyên sử dụng cho các hệ thống tự động hóa cũng như làm việc tự động.

Với xu thế ngành càng phát triển của nền kinh tế cũng như hiện đại hóa trong sản xuất cũng như làm việc nên trong tương lai không xa đây sẽ là sản phẩm được sử dụng hầu như nhiều nhất trong các ứng dụng trong công nghiệp lẫn danh sinh.

Bảng giá tham khảo van bướm điều khiển điện

Kích thước Model điện Giá thành
DN50 GKE003 2.450.000 VND
DN65 GKE005 2.900.000 VND
DN80 GKE005 3.050.000 VND
DN100 GKE005 3.150.000 VND
DN125 GKE010 3.850.000 VND
DN150 GKE010 3.990.000 VND
DN200 GKE015 6.700.000 VND

Bảng giá trên chỉ nên sử dụng để tham khảo vì vào thời điểm đăng bài cũng như thời điểm quý khách hàng đọc bài sẽ có sự chênh lệch giá có thể xảy ra. Để nhận báo giá nhanh nhất và chính xác nhất vui lòng liên hệ trực tiếp với các nhân viên tư vấn cũng như nhân viên bán hàng thông qua hotline, zalo cũng như email có trên màn hình.

Van bướm điện từ và van điện từ là 1?

Câu trả lời của chúng tôi là không. Đây là 2 dòng van hoàn toàn khác biệt nhau từ cấu tạo, chức năng cho đến vị trí lắp đặt trong hệ thống để làm việc.
Van điện từ sử dụng bộ coild từ nguồn điện áp cung cấp tạo ra từ trường để thực hiện đóng mở.
Còn van bướm điện từ sử dụng điện áp cung cấp cho motor tạo ra lực kéo để thực hiện đóng mở đĩa van.

Lưu ý khi sử dụng van là gì?

Là thiết bị tự động điện nên việc sử dụng cũng nên lưu ý để tránh các tình trạng om điện dẫn đến cháy nổ bộ điều khiển. Một số điểm cần lưu ý như:
– Tuy có tiêu chuẩn về chống nước, chống bụi nhưng hạn chế sử dụng ở các vị trí tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, ánh nắng mặt trời.
– Tuyệt đối tránh tình trạng kẹt đĩa van dẫn đến om điện gây cháy nổ.
– Lắp đặt chính xác mạch điện cũng như nguồn điện cung cấp cho bộ điều khiển.
– Đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn trong quá trình làm việc.

Tuổi thọ của sản phẩm là bao lâu?

Về tuổi thọ của dòng van bướm tự động điện thì được chi làm 2 phần tách biệt nhau như cấu tạo đó là:
– Phần van bướm cơ: Với việc sử dụng gioăng EPDm thì tuổi thọ của van sẽ dao động từ 3500 – 7000 chu trình đóng mở. Đối với gioăng PTFE sẽ từ 10000 chu trình trở lên.
– Bộ truyền động điện: Tuổi thọ thường gấp 10 lần khi so sánh với các dòng van bướm cơ học, nhưng cần phải sử dụng đúng cách cũng như bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.



from XNK HT VIỆT NAM https://htvietnamvalve.com/van-buom-dien-tu/
via IFTTT
Van công nghiệp HT Việt Nam

http://htvietnamvalve.com Sản phẩm Van công nghiệp: khí nén, van bướm, van cổng✔️ van bi, van điện từ, van cầu hơi, van giảm áp là các loại van được sử dụng trong công nghiệp nhiều nhất✔️ áp dụng trong hệ thống dẫn đầu trong nghành - XNK HT VIỆT NAM✔️✔️✔️ 0981625647 project@htvietnamvalve.com Ô dịch vụ 10, Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội https://drive.google.com/drive/folders/1FBTDkGSlsOo4sVxNiQguas-5p5t37Lu1 https://docs.google.com/spreadsheets/d/1FjbQvaNvYBSq3sK-kRPCsHFM1q7QHO9wOkWwh_OI0TA/edit https://docs.google.com/document/d/12KPARB7JJyJ2nDbelkRG42MWDp96ZFVwCZ65UN9DNho/edit https://docs.google.com/presentation/d/1D1JVcqYlhSSo54Se4fFz11wUYkuNvdOk-bd2hnTfnIA/edit https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd55i1SdhH7uH_HsE6SKlEWPpHDLGatfaQDg6OntJ4z8I-ARQ/viewform https://docs.google.com/drawings/d/1uVqCXCa4O7aDzO-gK4UpquWj7EdhXQI0VuJVgbsWd_o/edit https://www.google.com/maps/d/edit?mid=14Ok-diQSsDiipzoAcDpZMvoi_biTGY4 https://sites.google.com/view/xnkhtvietnam

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn